SỬ DỤNG KAHOOT TRONG DẠY HỌC
Hôm qua cả nhà mình đã có một buổi khai giảng đặc biệt, chưa từng có trước đây, đó là khai giảng online và tinh thần cũng sẽ online dài dài rồi. Mình lại viết bài truyền cảm hứng cho thầy cô đây.
Trong bài viết trước chia sẻ về quizziz, mình có đề cập tới công cụ tương tự là Kahoot. Hôm nay mình viết thêm về công cụ này, để các thầy cô có thêm “món mới” cho các bạn nhỏ được học trong niềm vui nhé. Các thầy cô và các bạn nhỏ ở Pascal thì quá quen thuộc công cụ này rồi. Mình chia sẻ vì có nhiều thầy cô khác còn chưa biết đến nên nhiều bạn nhỏ chưa từng được chơi.
1. Về tính năng Kahoot tương tự như Quizziz vì đều là công cụ tạo trò chơi hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm, có thể tổ chức chơi live nghĩa là cả lớp cùng chơi (cá nhân hoặc nhóm đua với nhau), có thể giao bài về nhà cho hs tự luyện. Kahoot cũng rất cuốn hút hs và có tổng kết từng câu (điểm và xếp vị trí) tạo động lực cho người tham gia chơi. Nhưng Kahoot có điểm khác quizziz là các phương án trả lời (trong câu nhiều lựa chọn) sẽ không xuất hiện trên màn hình của người chơi mà chỉ có màu tương ứng các phương án. Vì thế, hs cần đọc kĩ câu hỏi và câu trả lời và bấm màu thể hiện đáp án đúng.
2. Chia sẻ chút về trải nghiệm của mình khi dùng Kahoot trong dạy học. Năm 2016, mình được tham dự 1 khoá học dành cho giảng viên ở Israel và mình được học công cụ này. Về nước mình đã ứng dụng cho các lớp học của mình từ trường đại học cho đến trường phổ thông như Pascal, học trò người lớn (bồi duỡng giáo viên hay học viên cao học) hay tụi nhỏ đều hò reo sung sướng khi được học cùng Kahoot. Mình từng quay clip cảnh “hú hét” khi đua, khi đứng ở top 1, cảnh học viên mê mải cùng Kahoot, quên cả ăn, cả giải lao giữa giờ. Thực sự thì công cụ này mang lại động lực và niềm vui trong học tập cho bất kì ai. Tụi nhỏ ở Pascal khi trả lời phiếu khảo sát ý kiến cuối năm học đều mong muốn học với Kahoot, Kahoot. VÀ đó là động lực để các thầy cô tìm tòi đổi mới bài quiz trên Kahoot.
3. Cách thiết kế: tham khảo video hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=kXybXj2cXWM
4. Chia sẻ bài kahoot cho Lịch sử 9 gồm 40 câu theo cấu trúc đề thi vào 10 của Sở GD&ĐT HN (ban đầu khi chưa có phương án 30 câu do dịch covid) mà mình đã làm để luyện thi cho tụi nhỏ ở Pascal: https://create.kahoot.it/…/dd2585ab-7dab-43ac-9fcf…
Dù là bài thi thử nhưng tụi nhỏ rất thích thú, ôn thi mà vẫn vui, vẫn hiệu quả. Thầy cô có thể tham khảo và chỉnh sửa theo ý của mình. Kahoot cũng có nhiều kiểu câu hỏi, nhiều mẫu cho chúng ta tham khảo thêm. Nếu thầy cô bấm vào phần library trên thanh công cụ sẽ có cả một kho khổng lồ các bài quiz các môn để mình có thể tham khảo và sử dụng đó.
Kết luận: Mỗi công cụ có ưu thế riêng. Vì thế, chúng ta chẳng nên coi công cụ nào là vạn năng cả, hãy chọn lọc và ứng dụng thay đổi để tạo nên những ý tưởng DH sáng tạo, hiệu quả. Chúc các thầy cô thành công và đừng quên chia sẻ thành quả ứng dụng của mình để tạo động lực và truyền lại cảm hứng cho tôi và các thầy cô khác nhé. Chúc các thầy cô có một năm học mới với nhiều niềm vui.
Cảm ơn cả nhà đọc bài.