https://pascal.edu.vn/wp-content/uploads/2021/06/BANNER-4-03.jpg

ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC – “CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ”

 
Xin mời Quý bạn đọc đến với bài dự thi của bạn Phan Hữu Phụng (học sinh lớp K10B). Hữu Phụng sẽ lựa chọn giới thiệu về một cuốn sách khá “mới” với bạn đọc, “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của tác giả Svetlana Alexievich.
Thả tim và chia sẻ bài viết đáng yêu này nhé cả nhà ơi!!!
 
Nhắc đến chiến tranh, ai trong chúng ta cũng luôn nghĩ đến, nhớ đến những sự đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra. Và một tác phẩm hay và đặc sắc nói về chiến tranh mà khi đọc chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ rơi những giọt nước mắt, một cuốn sách đã giành giải Nobel văn chương năm 2015, “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của tác giả Svetlana Alexiavich.
Cuốn sách đã đưa chúng ta về chiến tranh thế giới thứ 2, những năm chiến đấu ác liệt nhất mà nhiều người muốn quên đi những năm tháng đó. Những câu chuyện mà chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận đã gắn liền với chiến tranh. Tác giả đã tái hiện rất chân thực và đầy đủ. Đọc nhan đề mà tác giả đặt ra ai cũng nghĩ là dòng suy nghĩ hay những hồi tưởng của những người đàn ông. Nhưng không hề, tác giả đã cho những người phụ nữ trong chiến tranh có quyền được lên tiếng. Những người phụ nữ, họ đã kể những câu chuyện, những cuộc sống trong chiến tranh, những tâm sự của cô gái trẻ lớn lên trong thời chiến tranh. Những câu chuyện về tình yêu đầy lãng mạn nhưng đầy sự bi thương. Đời sống riêng tư cũng như tập thể phô bày trên trang giấy, không chỉ tố cáo tội ác chiến tranh, không chỉ là tấm gương anh hùng của những cô bé xung phong trốn nhà ra trận dù thiếu tuổi vì căm thù phát xít, mà chúng mang đậm âm hưởng nữ quyền, khi cho phụ nữ quyền được cất tiếng, được là chủ thể độc lập, ở mảng tự sự hư cấu lẫn phi hư cấu viết về chiến tranh, vốn là độc quyền của nam giới. Không còn chỉ là người phụ nữ hậu phương đợi người thân ra trận trở về, đây là những câu chuyện của những cô gái ở đầu chiến tuyến, phá vỡ và thách thức thế thượng tôn chiến tranh là dành cho đàn ông. Tác giả có viết “Nhưng tôi là người đã nghe những người phụ nữ nói – những phụ nữ thành phố và những người ở nông thôn, những phụ nữ bình thường và những nữ trí thức, những người cứu chữa thương binh và những người cầm một khẩu súng, tôi có thể khẳng định rằng tưởng thế là sai. Thậm chí một sai lầm lớn, còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.” Chiến tranh đã quá khắc nghiệt, chiến tranh đã mang đến nhiều sự mất mát, đau xót của mọi người, đặc biệt là những người phụ nữ. Và chúng ta sẽ ghi nhớ “Những gương mặt con người bình thường, và những khuôn mặt làm nên lịch sử, như chính lời trong truyện”, “Cuộc sống con người trở thành lịch sử và lịch sử được cắt ra thành hàng ngàn cuộc đời con người. Người ta bắn và người ta chết, người ta có lòng tin và người ta vỡ mộng, và cùng lúc, người ta muốn tô lông mày,…
Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, thì em sẽ đưa ra một số ý kiến với nhà trường hoặc là Ban tổ chức để có thể mở ra những thư viện đọc sách ở các vùng quê hẻo lánh hay những xóm làng để mọi người có thể được đọc sách nhiều hơn, đối với những người yêu thích sách. Hoặc em sẽ giới thiệu cho những người chưa đọc sách để họ có thể tìm hiểu về sách, tìm hiểu những thứ họ muốn biết nhưng họ lại không tìm được trên mạng mà trong những quyển sách lại có. Đọc sách nhiều hơn mỗi ngày các bạn ạ.
 
(Nguồn ảnh: internet)
02462927304 Đăng ký học