ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC – GIỚI THIỆU SÁCH “ĐẮC NHÂN TÂM”
Xin mời Quý bạn đọc đến với bài dự thi của bạn Bùi Diệu Linh (học sinh lớp 7B Khóa 10). Diệu Linh sẽ lựa chọn giới thiệu về cuốn sách “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie.
Thả tim và chia sẻ bài viêt đáng yêu này nhé cả nhà ơi!!!
Nếu tri thức là sự kết tinh của tầng lớp thế hệ đi trước thì sách là chìa khóa vạn năng để chúng ta chinh phục những thử thách khó khăn để chạm đến chiếc cúp thành công. Ông cha ta đã có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” còn sách chính là tinh túy, những kiến thức quý báu được tác giả đã đúc kết qua từng trang giấy. Nhưng chúng ta cũng cần phải chọn lọc sách phù hợp và bổ ích với từng độ tuổi.
Cuốn sách yêu thích nhất trong những cuốn tôi đã từng đọc là “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie và nội dung trong từng trang sách đã truyền đạt cách để chúng ta giao tiếp, ứng xử với mọi người. Thực ra, rất nhiều người thắc mắc Dale Carnegie đã làm thế nào để “Đắc nhân tâm” trở thành cuốn sách bán chạy hàng đầu thế giới? Tôi nghĩ ông đã mang những kinh nghiệm quý báu nhất trong đời người để viết từng trang sách tạo nên giá trị cho nhân loại. Giao tiếp chính là giá trị cốt lõi trong cuốn sách này nó là một hoạt động để chúng ta chia sẻ và truyền đạt ý mình muốn thực hiện. Nhưng làm thế nào để người nghe hiểu được ý của mình đó là việc rất quan trọng. Chính vì vậy chúng cần có một bí quyết riêng để giao tiếp trôi chảy với mọi người xung quanh.
Cuốn sách “Đắc nhân tâm” được chia làm bốn phần và mỗi phần cũng là một bí quyết riêng để chúng ta thực hành. Không chỉ vậy chúng ta đã nắm rõ tất cả các công thức, bí quyết nhưng nếu chúng ta không tự tin thì những bí quyết đó sẽ trở nên vô nghĩa.
Nội dung của phần 1, 2 của cuốn sách sẽ chia sẻ về những kinh nghiệm, bài học và tất cả những lưu ý trong nghệ thuật ứng xử cơ bản với các mối quan hệ. “Đắc nhân tâm” giống như một công thức toán, phải hiểu được khái niệm để áp dụng thực hành một cách tốt nhất. Khái niệm sẽ tư duy một cách đúng đắn trước khi nói hay hành động, việc đó sẽ giống như quan sát tình hình chung trong sự việc đang xảy ra. Cùng với đó chúng ta hãy tạo cảm giác thân thiết, gần gũi với mọi người để dễ gây thiện cảm giúp gắn kết con người với nhau nhiều hơn. Không chỉ vậy tác giả còn giúp mình tạo thiện cảm giúp mình tìm được điểm tương đồng trong cách nói chuyện. Ban đầu, tôi rất ít đọc những cuốn chia sẻ bí quyết, kĩ năng sống vì cách tryền đạt không hết ý còn khô khan trong vốn từ. Nhưng từ khi biết đến “Đắc nhân tâm” thì tôi đã thay đổi suy nghĩ trước đó vì cách dẫn dắt vào cốt truyện của sách rất hấp dẫn và thú vị không dài dòng mà ngắn gọn súc tích đến người đọc.
Phần 3, 4 sẽ chuyển hóa cảm xúc của từng người trong những vấn đề mà mình muốn thuyết phục họ. Mỗi một chương đều được Dale Carnegie nhấn mạnh phải đối xử một cách chân thành và xuất phát từ sự thiện chí trong thâm tâm mình.
Trong tim tôi “Đắc nhân tâm” không chỉ là một cuốn sách mà nó còn là một người bạn tri kỉ, lắng nghe những tâm tư không biết cách giải quyết. Nhưng trái lại một số ý kiến của các độc giả khi đọc xong cuốn sách này lại nói cách đối nhân xử thế trong đây là giả tạo vì họ cho rằng đó chỉ là lời nói xuông không mang tính thực tế trong cuộc sống này, mặt khác tôi nghĩ nó là khả năng quan sát và hành động của chúng ta áp dụng lời nói của Dale Carnegie đó mới là hiệu quả nhất. Thực ra trong cuộc sống này chẳng có ai là hoàn hảo nhất mà khi chúng ta là chính mình thì ta sẽ cảm nhận bản thân là đẹp nhất và sách cũng có ý nghĩa như vậy.
Qua những chia sẻ trên tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng: “Tri thức chính là kết tinh của nhân loại thì sách là chìa khóa để chạm đến thành công”.
…
NẾU LÀ ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC, EM SẼ…
– Tổ chức các cuộc thi đọc sách với bạn bè xem ai hiểu biết rộng hơn với các kiến thức khác nhau.
– Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của việc đọc sách.
– Chia sẻ những cuốn sách mà em yêu thích với bạn bè, để khuyến khích mọi người đọc sách.
(Nguồn ảnh: amazon.com)