PASERS HỌC LỊCH SỬ – VĂN HÓA PHỤC HƯNG
Bạn cảm thấy như thế nào khi Văn hoá Phục hưng được chuyển thành nội dung cho học sinh tự đọc?
Khi mà ý tưởng đã được ấp ủ, khi mà kịch bản đã xong, khi mà mọi thứ đã sẵn sàng chuẩn bị tuần tới vào lớp với tụi nhỏ, thì công văn đến và Văn hoá Phục hưng được chuyển thành nội dung cho học sinh tự đọc. Thế là chuyến đi thăm nước Ý của tôi tạm dừng lại, đành dẫn dắt tụi nhỏ sau vậy. Nếu bạn nhỏ nào muốn khám phá nước Ý thì đi theo cô Tú nha.
Let’s go!
Thu âm: Ms. Thanh Tú
Slide: Ms. Thanh Tú
Video: con gái giỏi giang của mẹ Tú với mẹ Lan, em gái chị TMT.
Đi thôi…
“Hoạt động mở đầu bài học là rất quan trọng. Thông thường các thầy cô dạy theo cách đổi mới sẽ có trò chơi, có xem phim, có câu đố, có nhiều thứ cho lớp học sôi động, rồi sau đó là câu DẪN VÀO BÀI. Có một thời gian rất dài dài các thầy cô thường dẫn theo kiểu: … Để biết được điều này (VD nguyên nhân của …) và điều kia (VD: diễn biến, kết quả, ý nghĩa của… ) cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. Cách dẫn ấy thực sự thành lối mòn, xưa như Diễm (Diễm xưa) vậy.
Nhiều khi ngồi dự giờ, tôi thấy tụi nhỏ rất hào hứng với trò chơi, với phim, ảnh… sinh động rồi đến câu dẫn vào bài chẳng đâu ra đâu.
Tôi thì thấy mình may mắn được học sử và có cơ hội dạy sử cho tụi nhỏ (Dù không dài và không thường xuyên) nhưng tôi luôn nhìn Lịch sử, dạy LS với góc nhìn của một khách du lịch đi khám phá các vùng đất và cảm nhận được phần chìm của những nơi có dấu ấn lịch sử mà những khách du lịch thường chỉ đi ngắm cảnh mà thôi. Và tôi cũng ước mơ khám phá thế giới, tôi có trải nghiệm đi qua 16 nước rồi, chờ covid đi qua tôi sẽ tiếp tục hành trình đó. Khi dạy Lịch sử, tôi truyền cho tụi nhỏ điều này. Đơn giản vậy thôi, tôi nghĩ tiết học đã có sự khác biệt rồi”